Dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết được chuyên gia đánh giá là có vai trò vô cùng quan trọng đối với TP Phan Thiết nói riêng và đối với tỉnh Bình Thuận nói chung. Cùng tìm hiểu tổng quan về dự án này qua bài viết dưới đây nhé!
Quy hoạch dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây
Có tổng chiều dài quy hoạch của toàn tuyến lên tới 99 km. Chỉ tính riêng đoạn đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai có chiều dài lên tới 51,5 km đi qua Thống Nhất, Long Khánh, Cẩm Mỹ và Xuân Lộc.
Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây nút giao đầu nằm trên tuyến từ QL1A đi quận Mỹ Thạnh, thuộc địa phận tỉnh Bình Thuận. Điểm cuối nối với tuyến CT Long Thành – Dầu Giây trên địa phận H.Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Được biết, toàn tuyến cao tốc này đi qua tất cả là 29 xã và thị trấn thuộc địa phận 5 Huyện: Bắc Bình, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tuy Phong với tổng diện tích đất sử dụng và giải phóng mặt bằng lên đến 1.179,45 ha.
Những lợi ích mà Cao tốc Dầu Giây Phan Thiết đem lại cho BĐS khu vực
Sau khi hoàn thiện và được đưa vào sử dụng, dự án này kết nối tỉnh Bình Thuận với CT Long Thành – Dầu Giây. Đồng thời còn kết nối sân bay Long Thành với các tỉnh khác nằm ở trong khu vực trọng điểm kinh tế khu vực phía Nam. Gần đây, Mũi Né vốn đã và đang là một địa điểm du lịch rất nổi tiếng nhưng lại chưa được đầu tư tương ứng với tiềm năng của nó.
Hơn nữa, dự án sân bay Phan Thiết cũng đã được đưa vào quy hoạch đã giúp cho những dự án BĐS tại Phan Thiết đứng trước các cơ hội phát triển vượt bậc.
Để đón đầu thời cơ, hiện nay hàng loạt ông lớn ở trong thị trường như TĐ Hưng Lộc Phát, TĐ FLC , TĐ Rạng Đông, TĐ Hưng Thịnh hay TĐ Novaland… đều đã góp mặt trong thị trường này.
Tiến độ triển khai của dự án CT Dầu Giây Phan Thiết
Tham dự gói thầu tư vấn của dự án còn có thêm cả hai nhà thầu quốc tế cực kỳ có tiếng khác gồm: Ernst & Young Solutions LLP( đến từ Singapore) và nhà thầu Pricewaterhousecoopers Private Limited ( đến từ Ấn Độ). Theo Bộ GTVT, việc sử dụng những nhà thầu tư vấn từ quốc tế có thể hỗ trợ tốt nhất các kỹ thuật triển khai đối với dự án cao tốc Bắc – Nam trong đó bao gồm cả tuyến CT Phan Thiết – Dầu Giây là điều vô cùng cần thiết và phù hợp.
Castalia Limited New Zealand là nhà thầu tư vấn đã trúng được gói thầu này. Giá trúng thầu theo như các thông tin đã được công bố trước đó đã là khoảng 14,000 tỷ đồng, giá trị bảo lãnh toàn gói thầu khoảng 21 tỷ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng là 16 tháng (kể từ khi hợp đồng được ký).
Dự án tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết có tổng chiều dài là 99km, với mặt đường rộng lớn hơn 32m, quy mô 6 làn xe, vận tốc tối đa được đi là 120 km/h đã được khởi công từ cuối tháng 9/2020. Tổng mức đầu tư ban đầu cho dự án này lên tới khoảng 12.500 tỷ đồng và dự kiến được hoàn thành vào cuối năm 2022.